Hạt giống Dưa Chuột Nhật – Gói 5 Hạt
25.000 ₫ 15.000 ₫
»Zalo & Hotline hỗ trợ 24/7 : 0867 920 925 «
___________________________________
[ XUẤT XỨ ] Nhật
Thông tin :
– Tỷ lệ nảy > 85%
– Khí hậu trồng: cả xứ nóng & xứ lạnh
– Thu hoạch sau 65 ngày
Mật độ & Lượng giống :
– 80 cm x 50 cm (hàng cách hàng, cây cách cây)
– Khoảng 250 cây / 100 m2
DƯA CHUỘT NHẬT LÀ QUẢ GÌ?
Dưa chuột Nhật (Dưa leo Nhật) hay còn gọi là Dưa chuột kiếm Nhật, Dưa leo kiếm Nhật có trái thuôn dài từ 20 – 25 cm, năng suất thu hoạch đạt từ 4 – 5 kg / cây, quả nặng trung bình từ 350 – 400 g, đặc ruột, ít hạt, ăn giòn và mùi vị rất thơm.
Dưa chuột Nhật là giống đặc trưng của nhà kính, thuộc loại cây lưỡng tính không cần ong thụ phấn, cho năng suất gấp 3 lần so với những giống dưa chuột thông thường.
Dưa chuột Nhật có nguồn gốc dưới chân dãy Himalaya và du nhập vào Nhật Bản trong thời Heian.
Vỏ dưa có màu xanh đậm, nhiều gai, bề mặt vỏ phủ một lớp bột màu trắng gọi là phấn có tác dụng bảo vệ bản thân khỏi mưa và nắng nóng.
Một quả Dưa chuột Nhật chứa đến 96% là nước, ít calo và giàu các chất dinh dưỡng, vitamin có ích cho Sức khỏe.
CÔNG DỤNG CỦA DƯA CHUỘT NHẬT
1.Cải thiện hệ tiêu hóa & tốt cho người ăn kiêng
Nhờ vào hàm lượng calo thấp, nhiều nước & chất xơ mà Dưa chuột Nhật trở thành một loại thực phẩm không thể thiếu cho những người đang trong chế độ giảm cân, hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa.
Thường xuyên sử dụng Dưa chuột Nhật giúp lâu đói hơn, giảm cảm giác thèm ăn, tăng cường quá trình đào thải chất độc trong cơ thể, hạn chế táo bón,…
2.Tốt cho hệ tim mạch
Hàm lượng Kali, magie và các chất điện giải có trong Dưa chuột Nhật giúp điều hòa huyết áp, tim mạch hiệu hả.
3.Ngừa oxy hóa & giúp da khỏe mạnh
Trong Dưa chuột Nhật có chứa các chất chống Oxy như Vitamin A,C, và β-carotene, α-carotene, zeaxanthin, lutein,.. giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngừa ung thư.
4.Cải thiện chức năng hệ thần kinh, và giúp xương chắc khỏe
Lượng nước dồi dào, kết hợp với kali, vitamin C, silica,… có trong dưa chuột Nhật giúp chữa lành những tổn thương trong hệ thần kinh, và tăng cường sự phát triển của xương khớp.
Dưa chuột Nhật có tên tiếng Anh là Japanese Cucumber
CÁCH TRỒNG DƯA CHUỘT NHẬT
THÔNG TIN CHUNG
• Khí hậu:
Cây Dưa chuột Nhật phát triển tốt trong thời tiết ấm. Nếu thời tiết hanh heo, cây dễ bị nấm và không cho năng suất cao.
Cần đảm bảo trồng Dưa chuột Nhật ở nơi có nhiều ánh sáng, tối thiểu 6 tiếng / ngày.
• Thời vụ trồng dưa chuột Nhật:
Miền Bắc & Miền Nam: có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để cây đạt năng suất tốt nhất là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau hoặc vụ Hè Thu từ tháng 5 đến tháng 8.
CHUẨN BỊ
• Đất trồng
Dưa chuột Nhật phù hợp trồng trên đất thịt, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Đất có độ pH từ 6.0 – 7.0 giúp cây dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết hơn.
Trước khi trồng từ 7 – 10 ngày nên bón lót vôi bột kết hợp với phân chuồng hoai mục hoặc super lân, phân hữu cơ, kali,…trộn đều.
• Lên luống
Lên luống theo thời vụ:
Vụ Đông Xuân thì lên luống rộng từ 1 – 1.2 m, cao 0.25 m, rãnh rộng 0.5 m để chứa nước. Mỗi một luống trồng hai hàng cách nhau 0.5 m, mỗi hốc cách nhau 0.25 m, mỗi một hốc gieo từ 1 – 2 hạt.
Vụ Hè Thu mưa nhiều nên cần làm luống rộng khoảng 0.7 m, cao 0.3 m. Rãnh rộng 0.5 m, chú ý tới tới khâu thoát nước. Mỗi một luống trồng 1 hàng các hốc cách nhau 0.25 m, mỗi hốc gieo 1 – 2 hạt.
• Hạt giống
Nên mua tại những cửa hàng uy tín, có thương hiệu, bao bì, hạn sử dụng rõ ràng.
Nếu bạn đang thắc mắc địa chỉ tìm mua hạt giống Dưa chuột Nhật thì hãy tham khảo website hatgionggiare.com, liên hệ ngay để được tư vấn & hỗ trợ tận tình.
XỬ LÝ HẠT & GIEO HẠT
• Bước 1: ngâm hạt giống Dưa chuột Nhật tối thiểu 12 tiếng trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh ( 1l nước sôi + 1.5l nước lạnh).
(Hạt giống Dưa chuột Nhật có vỏ ngoài dai nên ngâm hạt trước sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ nảy mầm của hạt).
• Bước 2: ươm cây con
Trộn hỗn hợp phân hữu cơ và phân trùn quế, cho vào khay ươm / bầu ươm. Mỗi ô / bầu gieo 2 – 3 hạt, sau đó phủ lên trên 1 lớp đất và xịt nước ẩm đất.
Mách bạn: để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm, cần phủ trên trên một lớp tro, trấu hun nữa nhé!
Cây con Dưa chuột Nhật đã hành thành lá thật (lá dưới cùng)
• Bước 3: trồng cây con
Hạt giống Dưa chuột Nhật nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ >20 độ C, hạt nảy mầm sau 7 – 10 ngày.
Tiến hành trồng cây con sau khi cây ra lá thật.
Cho cây con đã ươm xuống đất với độ sâu từ 3 – 5 cm, lấp đất, phủ xơ dừa, tro, trấu lên trên và tiếp tục tưới nước ẩm đất.
LÀM GIÀN
Khi Dưa chuột Nhật cao 20 cm thì tiến hành làm giàn. Giàn dưa leo có thể làm bằng lưới, tre hoặc cây có nhiều nhánh.
Làm giàn cho Dưa chuột Nhật
CÁCH CHĂM SÓC DƯA CHUỘT NHẬT
1.Ngắt ngọn Dưa chuột Nhật:
– Mục đích: kích thích khả năng leo giàn
– Cách thực hiện:
+ Tiến hành đếm lá từ gốc lên, khi thấy cây được 12 lá thật thì ngắt ngọn.
+ Ngắt ở vị trí 10 lá thật chứ không ngắt sát đầu ngọn tức là bạn sẽ bỏ đi hẳn 2 lá thật và phần đầu ngọn.
Lưu ý: khi đếm lá, chỉ tính những lá đã tương đối to, còn nếu lá ở sát ngọn còn nhỏ thì không tính là lá thật.
2.Tỉa lá:
– Mục đích: giúp lá bên dưới có nhiều ánh sáng hơn để quang hợp và cây sẽ dồn dinh dưỡng nuôi quả tốt hơn.
– Cách thực hiện:
+ Lần 1 (ngay khi ngắt ngọn lần đầu): tỉa 2 – 3 lá thật ở sát gốc để cây thoáng gốc.
+ Lần 2 (tỉa lá sau khi thu hoạch lứa dưa chuột Nhật đầu): tỉa hết các lá già trên cây chỉ để lại khoảng 50% lá.
+ Lần 3 (sau lần thu hoạch thứ 2): cần cân nhắc tỉa cho phù hợp. Nếu tỉa nhiều lá quá cây sẽ quang hợp kém, còn tỉa lá ít quá cây lại không tập trung được dinh dưỡng để nuôi quả.
3.Tưới nước:
Dưa chuột nói chung và Dưa chuột Nhật nói riêng đều có bộ rễ kém, nên không chịu được ngập úng và khô hạn.
Giai đoạn cây con cần tưới nước đều đặn 2 ngày / lần vào sáng sớm & chiều mat.
Giai đoạn cây phát triển mạnh, leo giàn thì tưới với lượng nước nhiều hơn
(thiếu nước Dưa chuột Nhật sẽ bị rụng hoa, không ra quả).
không tưới lên lá để tránh các mầm bệnh trên nhiễm vào lá có thể làm chết cây.
4.Bón phân:
Kết hợp giữa tưới nước với bón thúc ở 3 thời kỳ:
+ Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh.
+ Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái
+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu
Lượng phân bón:
Phân chuồng hoai mục: Số lượng 20.000 – 30.000kg/ha; bón lót 100%
Đạm: Số lượng 120kg/ha; bón thúc: lần 1: 20%, lần 2: 40%, lần 3: 40%
Lân: Số lượng 90kg/ha; bón lót: 50%; bón thúc: lần 1: 25%, lần 2: 25%
Kali: Số lượng: 120kg/ha; bón lót: 30%; bón thúc: lần 1: 10%, lần 2: 30%, lần 3: 30%.
(Bón tương tự với lượng vừa phải khi trồng trong thùng xốp)
Để cây Dưa chuột Nhật ra lá nhiều, phát triển nhanh cần cắt ngọn đúng cách
5.Sâu, bệnh hại:
Giai đoạn đầu vụ (sau trồng – nụ hoa)
– Giai đoạn này thường gặp một số sâu bệnh sau: dòi đục lá, bệnh đốm phấn vàng, bệnh phấn trắng, rệp, bọ trĩ, sâu xanh sọc dưa…
– Sử dụng thuốc BVTV mới để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.
+ Sâu khoang, sâu xanh sọc dưa: Mật độ >3 con/m2 xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC).
+ Rệp: >10 -15% cây bị nhiễm ở cấp 1-2; bọ trĩ: >15% lá bị hại cấp 1- 2 xử lý bằng thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC), hoặcImmidacloprid (Confidor 100SL, Conphai 10WP …)
+ Dòi đục lá: > 20% số lá bị hại cấp 1-2 xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Cyromazine (Trigrard 75WP), hoạt chất Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP …)
+ Bệnh đốm phấn vàng, phấn trắng: >15% lá bị bệnh cấp 1 – 3 xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Cymoxanil + Mancozeb (Xanized 72 WP, Jack M9 72WP …), hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, Zintracol 70WP …), hoạt chất Chlorothalonil (Daconil 75WP, Arygreen 75WP, …), hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC)
Giai đoạn giữa – cuối vụ (hoa – quả)
– Giai đoạn này thường gặp một số sâu bệnh sau: bệnh đốm phấn vàng, bệnh phấn trắng ngoài ra có dòi đục lá, bọ trĩ và sâu xanh sọc dưa…
– Sử dụng các loại thuốc thảo mộc, nguồn gốc sinh học và hóa học thế hệ mới khi sâu bệnh phát sinh gây hại với mật độ cao:
+ Sâu xanh sọc dưa, sâu khoang mật độ >10 con/m2, bọ trĩ > 50% cây bị hại cấp 1-2; dòi đục lá > 40% lá bị hại cấp 3-5 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Matrine (Marigold 0.36 AS, Sokupi 0.36AS, Fạini 0.3SL…), hoạt chất Emamectinbenzoate (Emaben 2.0EC, Rholam 20EC, Susupes 1.9EC, Dylan 2EC, Sausto 1.0EC, Silsausuper 1.9EC … ), hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Vertimec 1.8EC, Javitin 18EC).
+ Bệnh phấn trắng, đốm phấn vàng > 20% số lá bị bệnh cấp 3-5 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Acrylic acid 4 % + Carvacrol 1 % (Som 5DD), hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC), hoạt chất Iminoctadine (Bellkute 40WP).
Chú ý: Dưa chuột không hạt là cây thu hái liên tục (1 – 2 ngày/1 lần), không nên sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh ở giai đoạn quả.
THU HOẠCH DƯA CHUỘT NHẬT
Trồng Dưa chuột Nhật bằng Hạt giống cho thu hoạch sau 65 – 80 ngày.
Cần thu hoạch khi chiều dài quả > 20 cm, hạn chế để quả quá lớn, già vì như thế quả sẽ bị đắng.
Sử dụng dao để cắt cả cuống, tránh dùng tay ngắt quả vì sẽ làm hư cây.
Một quả Dưa chuột Nhật khi thu hoạch nặng khoảng 350g
…Tại sao Dưa chuột không đậu quả? Ra ít quả?
Tìm hiểu cơ chế thụ phấn của Dưa chuột: Để thụ phấn thì hoa đực vào hoa cái đều phải nở cùng một lúc, hoa đực sẽ ra đầu tiên sau đó là đến hoa cái (hoa cái là bông hoa có cuống phồng lên hình quả dưa chuột nhỏ, những bông hoa này nếu được thụ phấn sẽ đậu và trở thành quả).
Nếu cây Dưa chuột không đậu quả, thì thường không phải do bệnh mà do liên quan đến việc thụ phấn của Dưa chuột.
Việc thụ phấn có liên quan rất lớn đến giống Dưa và côn trùng thụ phấn, đặc biệt hơn nó còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh và phun thuốc trừ sâu.
Cách tự thụ phấn cho Dưa chuột: dùng một cái chổi nhỏ để nhúng phấn từ hoa đực chuyển sang thụ phấn cho hoa cái là xong.
hatgionggiare.com hy vọng qua bài viết chia sẻ chi tiết cách trồng, chăm sóc hạt giống Dưa chuột Nhật (Dưa leo Nhật) – Japanese Cucumber sẽ giúp bạn có thêm chút kiến thức thật sự hữu ích!
TRUNG TÂM HẠT GIỐNG SỈ / LẺ TOÀN QUỐC:
❀ 1107 Trần Phú, Phường Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng
✆ 0867 920 925
✉ satovnc@gmail.com