Hạt giống Ngải Cứu – Gói 50 Hạt
37.000 ₫ 19.500 ₫
»Zalo & Hotline hỗ trợ 24/7 : 0867 920 925 «
___________________________________
[ XUẤT XỨ ] Hàng Việt Nam chất lượng cao- Tiêu Chuẩn TCVN 8548:2011
Thông tin :
– Tỷ lệ nảy > 80%
– Khí hậu trồng: cả xứ nóng & xứ lạnh
– Thu hoạch sau 85 ngày
Mật độ & Lượng giống:
– 25 cm x 10 cm (hàng cách hàng, cây cách cây)
– Khoảng 4000 cây / 100 m2
RAU NGẢI CỨU LÀ RAU GÌ?
Ngải Cứu còn có tên gọi khác là thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông),…
Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao trung bình từ 0,4 – 1m.
Mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới màu trắng xám, có lông, khi vò nát có mùi thơm hắc.
Lá có chứa tinh dầu, các flavonoid, các amino acid, như adenin, cholin.
TÁC DỤNG CỦA CÂY NGẢI CỨU
Ngải Cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng nhiều trong việc:
• Cầm máu: phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thai ra huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu.
• Giảm đau nhức.
• Sát trùng, kháng khuẩn: ghẻ lở, trị viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun nhờ tinh dầu có tính kháng khuẩn cao.
• Điều hòa khí huyết, đau kinh, ôn kinh, an thai.
• Đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ.
• Bạch đới, phong thấp, hàn thấp.
• Lợi tiểu.
• Có hoạt chất diệt và đuổi côn trùng.
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG & CHĂM SÓC NGẢI CỨU
Làm đất:
Đất được dọn sạch cỏ, cày cho tơi xốp và lên luống, tạo rãnh giữa các luống để di chuyển và thoát nước.
Sử dụng đất sạch kết hợp phân bón hữu cơ: phân bò, phân gà, phân trùn quế…. Có thể trộn 7 phần đất sạch + 3 phần phân trùn quế.
Lên luống rộng khoảng 1 – 1,2 m, dài khoảng 3 m, chiều cao luống từ 15 – 20 cm.
Luống trồng có thể làm theo kiểu máng để có thể giữ nước khi tưới, giúp tiết kiệm nước và giúp giữ ẩm đất, tránh rửa trôi phân bón.
Hạt giống & cách trồng:
Hạt giống Rau ngải cứu có thể mua được ở các đơn vị cung cấp hạt giống trên toàn quốc – hatgionggiare.com
Sau khi mua về, cần tiến hành ngâm qua nước ấm 3 tiếng, sau đó ủ trong khăn ẩm sạch đựng trong hôp nhựa kín trong ngăn mát tủ lạnh 15 – 20 ngày sau đó mang ra ngoài ủ ở nhiệt độ thường khoảng 2 ngày.
Rải hạt giống đều tay lên đất trồng / bầu ươm. Nếu trồng trực tiếp ra đất thì lưu ý khoảng cách trung bình giữa các hạt là 5 cm.
Hạt giống nảy mầm sau 2 – 3 tuần gieo.
Kỹ thuật chăm sóc:
1. Tưới nước:
Đảm bảo đất luôn ẩm, duy trì tưới nước 2 lần / ngày vào sáng sớm và chiều mát (buổi chiều mát nên tránh tưới nước lên lá cây vì điều này có thể tạo điều kiện cho nấm mốc, bệnh liên quan tới lá phát triển)
2. Bón phân:
– Bón lót: Nên sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh để bón lót.
Gợi ý: bón với lượng 0,5 – 0,6 kg/m2, rải đều phân và cào bằng mặt luống, tưới nước để phân bón nhanh tan vào đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp.
– Bón thúc: bón vào giai đoạn cây con đã trồng được 15 – 20 ngày.
Gợi ý: bón với lượng 20 – 30 g/m2 & bón sau khi thu hoạch từ 7 – 10 ngày với lượng phân tương tự.
3. Phòng trừ sâu bệnh hại:
Vì là cây dược liệu nên rất ít bị bị bệnh hại hoặc các loài côn trùng, sâu hại tấn công.
Tuy nhiên, cũng cần tiến hành quan sát và phòng tránh các loại gây hại như rệp mềm, sâu khoang, châu chấu,…
4. Làm cỏ:
Nên dùng các biện pháp thủ công để dọn cỏ như nhổ bằng tay hoặc dùng các dụng cụ chuyên để làm cỏ. Khi cây đã phát triển mạnh & giao tán thì cỏ dại sẽ không còn mọc nhiều nữa.
Thu hoạch:
Rau ngải cứu có thể thu hoạch bằng phương pháp cắt tỉa thân.
Tiến hành dùng dao hoặc kéo cắt ngang cây, chừa cách gốc khoảng từ 10 – 15 cm.
Tùy vào mục đích mà thời điểm thu hoạch khác nhau:
– Nếu trồng với mục đích làm rau, chế biến món ăn thì thu hoạch sau 30 – 40 ngày (thời điểm này cây chưa ra hoa)
– Nếu trồng để làm cây dược liệu thì thu hoạch sau khi cây đã ra hoa và bắt đầu nở, giai đoạn này cây có dược tính cao nhất & đã tích lũy đủ chất khô.
Lưu ý khi sử dụng ngải cứu đối với phụ nữ mang thai:
– Chỉ nên dùng 3-5 ngọn mỗi lần và chỉ nên ăn 3 lần/tuần.
– Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non nên hạn chế sử dụng Rau ngải cứu.
– Cân nhắc sử dụng khi đang nuôi con bằng sữa mẹ
Các đối tượng khác cũng cần lưu ý sử dụng ngải cứu:
– Không nên sử dụng chung với các loại thuốc chống trầm cảm và chống loạn thần, chống động tinh, statin, chống đái tháo đường, chống đông máu, chống ung thư, kháng nấm, và kháng khuẩn thuốc.
– Không dùng trong trường hợp bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thảo dược.
– Không nên sử dụng thường xuyên trong hơn 4 tuần.
Mách bạn cách làm món trứng rán ngải cứu thơm ngon:
Chuẩn bị (tùy theo số lượng thành viên mà tăng giảm cho phù hợp)
– Trứng gà,
– Rau ngải cứu,
– Củ hành tím,
– Dầu ăn,
– Hạt nêm/ Tiêu xay.
Cách làm
Bước 1: Sơ chế
Sau khi đã lặt lá ngải cứu, lột tách vỏ củ hành & băm nhỏ các nguyên liệu thì tiến hành cho tất cả vào chung với trứng gà đã tách vỏ, đánh đều tay.
Bước 2: Rán/chiên trứng
Cho lượng dầu ăn vừa phải vào chảo, chờ dầu nóng rồi cho hỗn hợp đã đánh ở bước 1 vào.
Chiên cho trứng chín vàng đều 2 mặt thì tắt bếp.
Hoàn thành & thưởng thức thôi!
Hạt Giống Giá Rẻ hy vọng qua bài viết chia sẻ chi tiết cách trồng, chăm sóc Rau ngải cứu sẽ giúp bạn có thêm chút kiến thức thật sự hữu ích.
Trung tâm giao dịch & chăm sóc khách hàng:
❀ 1107 Trần Phú, Phường Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng
✆ 0867 920 925
✉ satovnc@gmail.com