Hạt giống Cây Lạc (Đậu Phộng) – Gói 5 Gram
27.000 ₫ 13.500 ₫
»Zalo & Hotline hỗ trợ 24/7 : 0867 920 925 «
___________________________________
[ XUẤT XỨ ] Hàng Việt Nam chất lượng cao- Tiêu Chuẩn TCVN 8548:2011
Thông tin :
– Tỷ lệ nảy > 80%
– Khí hậu trồng: nửa khô nửa ẩm
– Thu hoạch sau 60 ngày
Mật độ & Lượng giống :
– 30 cm x 10 cm (hàng cách hàng, cây cách cây)
– Khoảng 3300 cây / 100 m2
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CÂY LẠC
Cây lạc hay còn gọi là cây Đậu Phộng, có chiều cao từ 0.3 – 0.5 m và trồng được quanh năm ở 2 miền Nam Bắc.
Trồng cây Lạc (đậu phộng) bằng hạt giống cho thu hoạch sau 60 ngày, sản lượng đạt từ 300 – 450kg/1000m2, giá thu mua tại ruộng dao động từ 17 – 18.000vnđ/kg (tương đương lợi nhuận sau khi trừ chi phí tiêu hao như phân bón, công chăm sóc,… là 5 triệu đồng/1000 m2).
Cây Lạc (đậu phộng) thuộc giống thân thảo, sống lâu năm. Cây có nhiều cành mọc ra từ thân & phân nhánh ở gốc.
Hình dáng nhận biết
• Cây Lạc (đậu phộng) có nhiều rễ phụ, rễ cộng sinh với vi khuẩn tạo thành các nốt sần và thuộc rễ cọc.
• Lá có hình lông chim với 4 lá chét, là lá kép mọc đối.
• Hoa thường mọc thành cụm hoa chùm & có màu vàng.
• Quả có hình trụ khuôn, không chia đôi và thon lại giữa các hạt. Mỗi quả chứa từ 1- 4 hạt (tỷ lệ quả có 2 – 3 hạt cao).
• Hạt có hình trứng, rãnh dọc, thành phần dầu chiếm đến 50%.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây Lạc (đậu phộng) tính trên 28g
Cây Lạc (đậu phộng) rất giàu chất đạm, chất béo và chất xơ. Hầu hết chất béo có trong loại thực phẩm này đều là “chất béo tốt” giúp kiểm soát lượng cholesterol có trong cơ thể.
• Lượng calo: 161
• Chất béo: 14g
• Natri: 5,1mg
• Carbohydrate: 4,6g
• Chất xơ: 2,4g
• Đường: 1,3g
• Chất đạm: 7,3g
Tác dụng của cây Lạc (đậu phộng)
1.Tốt cho hệ tim mạch
Quả Lạc (đậu phộng) chứa nhiều Axit oleic – có khả năng chống lại oxy hóa cực mạnh kết hợp với chất béo không bão hòa giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
2.Làm chậm quá trình lão hóa
Niacin, polyphenol tự nhiên có trong quả Lạc (đậu phộng) giúp làm giảm các cholesterol xấu & tăng cholesterol có lợi cho cơ thể giúp phòng chống lão hóa rất hiệu quả.
3.Ngừa ung thư
Thường xuyên sử dụng quả Lạc (đậu phộng) giúp cơ thể bổ sung chất teta-sitoserol – chất ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào xấu, nhờ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư.
4.Tốt cho chế độ ăn kiêng
Quả Lạc (đậu phộng) chứa nhiều Axit folic giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu cao.
Bên cạnh đó, trong Axit folic này cũng chứa nhiều cellulose hữu ích không gây béo phì.
5.Phòng ngừa nguy cơ bị sỏi mật
Theo các kết quả nghiên cứu, nếu thường xuyên sử dụng quả Lạc (đậu phộng) mỗi tuần theo lượng nhất định (khoảng 28g) sẽ giảm nguy cơ bị sỏi mật lên đến 25%.
6.Tốt cho não bộ
Quả Lạc (đậu phộng) chứa hàm lượng vitamin B6 dồi dào giúp cải thiện & tăng cường trí nhớ hiệu quả.
Lạc (đậu phộng) có tên tiếng Anh là Peanut, danh pháp khoa học Arachis hypogaea
Nên ăn Lạc (đậu phộng) vào khi nào?
Lạc (đậu phộng) là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng cần được sử dụng đúng cách.
Ăn Lạc (đậu phộng) tạo cảm giác no lâu, vì thế nên sử dụng vào buổi sáng để giúp cho bạn có một ngày tràn đầy năng lượng.
CÁCH TRỒNG CÂY LẠC (ĐẬU PHỘNG) BẰNG HẠT GIỐNG
THÔNG TIN & CHUẨN BỊ:
Thời vụ trồng:
• Vụ Đông Xuân (vụ chính): gieo hạt tháng 11 – 12 & thu hoạch tháng 2 – 3;
• Vụ Hè Thu: gieo hạt tháng 4 – 6 & thu hoạch tháng 7 – 8;
• Vụ Thu Đông: gieo hạt tháng 7 – 8 & thu hoạch tháng 10 – 11.
Lưu ý: cây Lạc (đậu phộng) nếu trồng ở vụ này, đất cần phải được cày bừa, lên luống kỹ, giữa các luống có rãnh thoát nước.
Làm đất:
• Cây Lạc (đậu phộng) ưa đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH trung tính, chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước.
(Đậu phộng kém phát triển trên đất chua, phèn)
• Rải vôi cho đất trước khi cày bừa vừa làm bớt độ chua của đất vừa phòng ngừa mối và kiến trong đất. Bón ít nhất nửa tháng trước khi trồng và 2 – 3 năm mới bón 1 lần.
• Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại.
Lên luống:
• Luống rộng 1.2m, luống cao khoảng 0.2 m.
• Trên luống rạch 4 hàng cách nhau 0.3 m, dọc theo luống, hai hàng ngoài cách mép 0.15m.
• Rãnh giữa các luống cách nhau 0.3m.
Hạt giống:
• Hạt giống mua tại các đơn vị uy tín, còn hạn sử dụng & chất lượng F1 cho khả năng nảy mầm cao.
• Nếu bạn đang tìm địa chỉ bán hạt giống cây Lạc (đậu phộng) chuẩn F1, hãy ghé qua website hatgionggiare.com của chúng tôi để được tư vấn & hỗ trợ.
• Hạt giống cây Lạc (đậu phộng) F1 sau khi mua về, cần tiến hành ngâm trong nước 3- 4 giờ ở nhiệt độ bình thường.
• Sau đó đem ủ từ 10 – 12 giờ. Khi rễ mầm nhú ra khỏi vỏ lụa là có thể trồng.
Hạt giống cây Lạc (đậu phộng) nảy mầm sau 10 – 12 ngày ủ
TIẾN HÀNH GIEO TRỒNG:
– Xử lý hạt bằng cách trộn với thuốc Cruiser Plus 312.5FS – thuốc chuyên dùng trộn giống, giúp mầm mọc mạnh, mạ xanh mướt, rể phát triển mạnh,…
– Nên trồng dày vừa phải để giữ được độ ẩm của đất thì mới cho năng suất cao.
– Hạt giống gieo cách mặt đất 5cm (mùa nắng hạn) & 3cm (mùa mưa đất có độ ẩm cao), mật độ trồng rơi vào khoảng 0.3 x 0.1 (hàng cách hàng x cây cách cây) tương đương 330.000 cây/ 1ha, mỗi hốc gieo 2 – 3 hạt.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY LẠC (ĐẬU PHỘNG)
Tưới nước
• Phương pháp tưới nước quanh gốc cho cây Lạc (đậu phộng) là tốt nhất. Đảm bảo độ ẩm đất đạt 70% trong giai đoạn cây được 3 lá thật & ra hoa.
• Giảm lượng nước tưới vào giai đoạn sắp thu hoạch và cắt nước trước 10 ngày trước khi thu hoạch để tránh tình trạng hạt bị nảy mầm.
Làm cỏ
• Trước hoặc sau khi gieo hạt từ 1- 3 ngày sử dụng Dual Gold 68EC – thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm của Syngenta, tác dụng trừ cỏ chọn lọc, được sử dụng trên rau màu, đậu đỗ các loại.
• Trường hợp cây cỏ đã nảy mầm và phát triển được 3 – 6 lá (14 – 18 ngày sau khi gieo), có thể dùng các loại thuốc trừ cỏ như: Gallant Super, Onecide, Targa Super…
• Các giai đoạn sau đó chỉ làm cỏ bằng tay trên đất trồng cây Lạc (đậu phộng).
Bón phân
Lượng phân bón trung bình cho 1 ha:
Phân chuồng: 5 – 10 tấn;
Vôi bột: 300-500kg;
Supper lân: 250kg; KCl: 85kg; Calcium Nitrate-Bo: 30kg; NPK 30-10-10: 100kg (tỷ lệ 40kg N; 80kg P2O5; 60kg KO).
Thời kỳ, loại phân và lượng phân bón như sau:
• Bón lót: Phân chuồng: 5 – 10 tấn; vôi bột: 300 – 500kg; supper lân: 250kg: cải tạo đất, diệt mầm bệnh trong đất; giúp bộ rễ phát triển mạnh, nhiểu nốt sần, tăng tổng hợp đạm cung cấp cho cây.
• Bón thúc 1 (giai đoạn cây 3 – 4 lá thật): NPK 30-10-10: 60kg, KCl: 40kg, Calcium Nitrate-Bo: 15kg; phun Foliar Blend 50ml/16 lít nước: giúp cây phát triển rễ, tăng hấp thu dinh dưỡng từ đất, tăng quang hợp; cây mau lớn, mau xanh tốt, phân cành nhiều.
• Bón thúc 2 (giai đoạn trước khi ra hoa): NPK 30-10-10: 40kg, KCl: 45kg, Calcium Nitrate-Bo: 15kg; phun Hoàng Hổ-Si 50 ml/16 lít nước: Giúp cứng cây, tăng ra hoa, đậu quả, quả to nhiều hạt, hạt chắc, nhiều dầu; tăng năng suất và chất lượng hạt.
• Tưới thúc: HAI-Chyoda 10-20g/10 lít nước, tưới định kỳ 10-20 ngày/lần hoặc khi thấy cây chậm sinh trưởng.
Phòng trừ bệnh hại
– Bệnh đốm lá: lá có đốm nâu hoặc đốm đen dạng tròn, bệnh lan ra cả thân và thư đài, đôi khi co vằn vàng, bệnh làm là rụng, sớm, do đó quang hợp bị kém đi làm giảm năng suất rất nhiều, bệnh rất khó trị, có thể trị bằng validacine 20% hoặc Copper B 40g cho bình 8 lít.
– Bệnh héo cây con: bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con (2 tuần tuổi). Cây bị héo, quan sát ngay gốc cây chết thấy có khuẩn ty màu trắng, sau đó trở thành cương hạch tròn màu trắng rồi nâu. Trị bằng kitazin 50 EC phun với nồng độ 0,1% .
Khác
• Trồng dặm: thông thường 3 – 5 ngày sau khi gieo (tiến hành dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo mật độ trồng).
• Vun gốc: khi cây trổ hoa thì bắt đầu xới gốc cho kỹ và vun gốc cao.
THU HOẠCH & BẢO QUẢ CÂY LẠC (ĐẬU PHỘNG)
THU HOẠCH:
Cây lạc (đậu phộng) cho thu hoạch sau khoảng 60 ngày trồng
Giai đoạn cây có nhiều lá vàng, nhổ thử vài bụi kiểm tra thấy vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín (lắc trái nghe tiếng kêu bên trong) là có thể tiến hành.
Nên thu hoạch vào ngày nắng.
Trước khi thu hoạch một ngày, cho nước vào ruộng để khi thu hoạch nhổ không bị đứt trái.
BẢO QUẢN:
Hạt sau khi thu hoạch, tiến hành phơi khô dưới nắng to.
Bảo quản trong túi nilon hoặc thùng, để nơi khô ráo, thoáng khí, độ ẩm thấp.
LUÂN CANH:
Không nên trồng cây Lạc (đậu phộng) liên tiếp qua nhiều mùa trên cùng 1 mảnh đất sẽ làm giảm năng suất, vì các nấm bệnh lưu tồn trong đất qua nhiều vụ sẽ gây thiệt hại lớn. Cần luân canh với các loại cây trồng khác.
Không nên luân canh đậu phộng với các loại đậu, khoai, cà, ớt, một số loại rau cải để tránh bệnh tràn lan.
Có nên ăn lạc (đậu phộng) thường xuyên không?
Những người không nên ăn đậu phộng:
1.Người có cơ địa dị ứng:
Lạc (đậu phộng) xuất hiện nhiều trong các món ăn Việt Nam. Tuy vậy, cũng có trường hợp bị dị ứng khi sử dụng loại thực phẩm này.
Trường hợp nhẹ có thể bị các triệu chứng như phát ban ngứa, buồn nôn, sưng phù mặt,…
Trường hợp nghiêm trọng có thể bị sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng (triệu chứng bao gồm khó thở, buồn nôn, nôn mửa, co giật, tức ngực, sưng lưỡi và cảm thấy chóng mặt, bối rối hoặc choáng váng).
2.Người bị bệnh gout:
Người đang mắc chứng bệnh này cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như lạc (đậu phộng).
3.Người bị mỡ trong máu:
Do giàu chất béo & hàm lượng calo cao nên lạc (đậu phộng) không phù hợp cho người bị tăng lipid máu.
4.Người đã phẫu thuật cắt túi mật:
Giàu chất béo & protein nên nếu sử dụng lạc (đậu phộng) sẽ khiến túi mật tiết ra nhiều mật hơn.
Mật tiết ra nhiều nhưng không được lưu trữ sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất béo, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, nguy cơ phát sinh nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
5.Người bị viêm loét dạ dày, viêm ruột mãn tính, khó tiêu,…
Cũng vì chứa nhiều chất béo & protein mà sử dụng lạc (đậu phộng) sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng, và nguy cơ phát bệnh nghiêm trọng hơn.
Hạt Giống Giá Rẻ hy vọng qua bài viết chia sẻ chi tiết cách trồng, chăm sóc hạt giống cây Lạc (đậu phộng) – Peanut sẽ giúp bạn có thêm chút kiến thức thật sự hữu ích!
TRUNG TÂM HẠT GIỐNG SỈ / LẺ TOÀN QUỐC:
❀ 1107 Trần Phú, Phường Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng
✆ 0867 920 925
✉ satovnc@gmail.com