Hạt giống Sâm Bố Chính – Gói 100 Hạt
32.000 ₫ 19.000 ₫
»Zalo & Hotline hỗ trợ 24/7 : 0867 920 925 «
Cung cấp số lượng lớn theo lạng / kg trồng cho diện tích lớn, giá ưu đãi
Thông tin :
– Tỷ lệ nảy > 95%
– Khí hậu trồng: cả xứ nóng & xứ lạnh
– Thu hoạch sớm sau 9 tháng, đúng vụ 1.5 năm
Mật độ & Lượng giống:
– 20 cm x 15 cm (hàng cách hàng, cây cách cây)
– Khoảng 3300 cây / 100 m2
SÂM BỐ CHÍNH LÀ LOẠI SÂM GÌ ?
Sâm bố chính có tên gọi khác là Sâm tiến Vua, thổ hào Sâm, nhân Sâm Phú Yên, sâm báo, Sâm khu năm.
Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.
Họ: Cẩm quỳ (Malvaceae).
HÌNH DÁNG NHẬN BIẾT & ĐẶC ĐIỂM CÂY SÂM BỐ CHÍNH
…Cây Sâm bố chính thuộc họ Bông, là một loài thân thảo, thường có chiều cao từ 0.5-1m trở lên. Đất nào cũng trồng được, đặc biệt là đất pha cát, đất thịt nhẹ.
Lá hình trái xoan, cuối phiến lá hình tim, hoặc hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn. Càng về phía ngọn,lá cây càng có kích thước nhỏ. Trên mặt lá có lông đơn
Hoa to, có đường kính tới 8cm, màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc từ kẽ lá. Cuống hoa có chiều dài khoảng 5 – 8 cm. Có lông cứng, phồng lên ở đầu, trông như loài hoa cảnh.
Đài hoa hình túi dài 12 – 14 mm. có lông tua tủa và vài rang nhỏ. Đài hoa tách ra và rụng xuống để lộ 5 cánh dài 5 – 6 cm, rộng 3 – 4cm ở ngọn.
Nhụy hoa gắn liền dính vào với nhau
Quả hình bầu dục như quả trứng, dài gấp ba lần đài hoa, mặt ngoài có long. Khi chín, quả tự nứt ra thành 5 mảnh, mặt trong, mặt ngoài đều có lông.
Hạt có hình quả thận, màu nâu, ngoài mặt thô ráp với những đường vân khác nhau.
Rễ của có hình trụ, phình mập, có hình nhân như củ nhân sâm, mang màu trắng nhạt hoặc hơi ngả vàng, đường kính từ 1.5 – 2cm, nhiều rễ.
Thành phần hóa học Sâm bố chính:
Theo nghiên cứu, rễ Sâm bố chính chứa khoảng 30 – 45% là chất nhầy và tinh bột cùng các thành phần hóa học như:
• Phytosterol
• Coumarin
• Acid béo,
• Acid hữu cơ
• Đường khử
• Hợp chất uronic
• 3,96% lipid, chủ yếu là các chất acid myrisric, acid myrisric hay acid oleic,…
• 0,23g % protein toàn phần
• 1,26% protid
• 15,14% tinh bột
• 18,92% chất nhầy bao gồm D-glucose, L-rhamnose
• 11 loại acid amin
Cùng nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, natri, sắt, mangan, đồng, photpho, nhôm, zirconi…
Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện trong Sâm bố chính có các chất như Acyl hibiscone B, (R)-de-O-methyllasiodiplodin hay hibiscone B. Đáng lưu ý, hợp chất Acyl hibiscone B trong Sâm bố chính còn thể hiện độc tính tế bào, có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
SÂM BỐ CHÍNH CÓ CÔNG DỤNG GÌ?
…Theo Đông y, Sâm bố chính có vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh phế tỳ.
Lợi ích cụ thể như sau:
• Bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch.
• Sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức.
• Trị ho, sốt nóng phổi yếu, táo, khát nước, người gầy còm.
• Chữa kinh nguyệt không đều, bạch đới khí hư.
• Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.
• Hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược cơ thể, mất ngủ, kém ăn và đau lưng, đau mình.
• Hỗ trợ điều trị bệnh táo bón, ho kèm theo sốt nóng, người mệt mỏi khó chịu.
• Bồi bổ sức khỏe cho những người bị suy nhược cơ thể, sức khỏe gầy yếu, những bệnh nhân mới ốm dậy.
• Dùng làm loại nước giải khát rất tốt, giúp điều kinh, chữa bệnh phổi, thông tiểu tiện.
• Được dùng trong các bài thuốc bổ dương, chữa yếu sinh lý…
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG & CHĂM SÓC SÂM BỐ CHÍNH
Sâm bố chính phân bố ở đâu ?
• Loại cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên, ngoài ra còn tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Hòa Bình…
• Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, chỉ tại Quảng Bình – nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam – thì Sâm bố chính mới có chất lượng tối ưu.
…Thời vụ trồng:
-Miền Bắc làm đất vào cuối tháng 12, trồng vào giữa tháng 2.
-Miền Nam: làm đất trước mùa mưa 1 tháng, gieo trồng vào đầu mùa mưa
CÙNG TÌM HIỂU 2 HÌNH THỨC TRỒNG SÂM BỐ CHÍNH
Cách trồng Sâm bố chính bằng chậu:
Mục đích đặt ven 2 bên lối đi tạo không gian xanh mát.
Trồng chậu nhựa còn để tạo dáng bonsai, dùng làm chậu cây cảnh trang trí phòng khách, phòng làm việc.
Khi trồng trong chậu nhựa thì thân & củ sẽ phát triển hơn là trồng bên ngoài, đồng thời cây cũng sẽ mang dược tính cao hơn.
Chuẩn bị:
1. Hạt giống:
Tìm mua tại các đơn vị chuyên cung cấp hạt giống uy tín, chất lượng.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp hạt giống Sâm bố chính chất lượng, hãy ghé thăm website hatgionggiare.com – đơn vị cung cấp hạt giống giá tốt nhất thị trường, bên cạnh Sâm bố chính, đây cũng là địa chỉ cung cấp hạt của các loại sâm khác như Sâm U.S.A, sâm đương quy…
2. Đất trồng:
Đây là khâu cực kỳ quan trọng ảnh hưởng lớn tới thành quả gieo trồng.
Trộn đấy theo tỷ lệ: 7 phần đất thịt + 2 phần tro trấu + 1 phần phân chuồng ủ hoai mục để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cây Sâm bố chính khi trồng trong chậu nhựa.
Sau khi trộn đất, cần tiến hành ủ đất trong khoảng 2 – 3 tuần trước khi trồng.
3. Yêu cầu chậu nhựa để trồng Sâm bố chính:
Tùy theo sở thích, gu thẩm mỹ mà có thể lựa chọn hình dáng chậu trồng khác nhau.
Ví dụ:
– Với mục đích trồng làm cảnh, tạo dáng Bonsai: lựa chọn các dòng chậu kiểu, chậu xi măng có kích thước nhỏ (để có thể trưng bài phòng khách, bàn làm việc)
– Với mục đích trồng lấy củ: lựa chọn chậu nhựa có độ bền cao từ 24 tháng, chậu thân cao để đủ không gian/chiều cao cho củ sâm phát triển. Sử dụng chậu nhựa C20 với đường kính miệng x cao = 20cm x 30cm là phù hợp.
*Cách trồng cụ thể, chăm sóc & thu hoạch cũng giống như trồng trên diện rộng, cùng tham khảo tiếp nội dung bên dưới!
Cách trồng Sâm bố chính trên diện rộng / diện tích lớn:
1. Khâu làm đất :
• Ngoài khu vực đất bằng phẳng, có thể chọn đất đồi núi, có độ dốc từ 5 – 10 độ, tầng canh tác sâu 30 – 40 cm, giàu mùn, dễ thoát nước, không bị ngập úng.
• Đất trồng sâm bố chính cần được luân chuyển hàng năm, sau 2 – 3 năm mới có thể trồng lại. Đất cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, xử lý đất bằng vôi bột 600 kg/ha rải đều.
• Bố trí luống phải theo đường đồng mức, đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa. Lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng 80 – 100 cm, rãnh rộng 30 cm.
• Tiến hành ươm cây con trong bầu ươm, khay ươm… tưới nước giữ ẩm thường xuyên với độ ẩm >75%
• Sau khi hạt giống nảy mầm (từ 10 – 15 ngày) và lên cây con, tiến hành đánh cây ra đất trồng.
2. Mật độ và khoảng cách trồng:
• Mật độ trồng: 333.000 (cây/ha).
• Khoảng cách trồng: 20 x 15 cm.
Cây sâm được xem là phát triển tốt nếu cây cao từ 50 – 70 cm.
Thời điểm này có thể thu hái hoa làm trà , sau một năm có thể thu củ sâm dùng nấu ăn , chữa một số bệnh , hoặc làm nước uống giúp thanh lọc cơ thể.
3. Chăm sóc:
Việc chăm sóc không yêu cầu kỹ thuật cao, tùy theo mục đích thu hoạch mà có hướng kiểm soát sự phát triển cây cho phù hợp.
• Trường hợp trồng lấy củ: cần hạn chế cây ra nhiều cành, hạn chế hoa và trái . Khi trồng lấy củ cũng dùng ít phân vô cơ chủ yếu dùng phân hữu cơ .
• Trường hợp trồng lấy hoa: tập trung phát triển cành, càng nhiều cành sẽ càng cho nhiều hoa nhưng đổi lại hạt nhỏ và củ ít phát triển .
• Trường hợp trồng thu hạt giống: cần hạn chế cây ra hoa nhiều , mỗi cây chỉ để lại từ 5 – 10 hoa . Vì nhiều hoa cây sẽ cho nhiều trái và trái sẽ không to, chất lượng hạt giảm.
Cho dù trồng với mục đích gì, tất cả đều có chung kỹ thuật chăm sóc như sau:
• Tưới nước:
+ Giai đoạn mới trồng, cây con: cần duy trì độ ẩm đất cho cây đạt từ 75 – 80%.
+ Giai đoạn củ bắt đầu phình ra: cần đảm bảo độ ẩm 65 – 70%. Tùy vào thời tiết từng vụ để quyết định số lần tưới cho ruộng.
*Khuyến khích áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt dọc theo luống để cây hấp thụ nước tốt nhất, tránh lãng phí và hạn chế cây bị chết úng.
• Làm cỏ, vun xới:
Thường xuyên làm cỏ, xới xáo.
Cẩn thận không làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây
• Phân bón và kỹ thuật bón phân:
Thời kỳ bón:
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và 40% NPK tổng hợp.
Bón thúc: Chia làm 4 lần bón:
Lần 1: Khi cây đã ra lá thật.
Lần 2: Cây vào giai đoạn phát triển ổn định
Lần 3: Khi cây bắt đầu giao tán làm củ vào tháng 5.
Lần 4: Vào tháng 8 – 9. Bón lần cuối trước khi thu hoạch ít nhất 25 – 30 ngày.
Bón NPK thúc cần rắc xung quanh gốc, kết hợp với tưới đủ ẩm để phân dễ hòa tan.
Nếu trồng lấy củ thì khi cây bắt đầu ra nụ, ngắt nụ để dinh dưỡng tập trung vào củ. Cây thường ra hoa vào hai đợt tháng 6 và tháng 9.
• Phòng trừ sâu bệnh:
Sâm bố chính ít bị bệnh, chủ yếu bị rệp sáp và các loại sâu ăn lá như sâu gai, sâu xanh gây hại.
◊ Đặc điểm gây hại:
Rệp sáp gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá non, chồi non, chùm hoa, cuống quả, quả non, gốc cây.
Trên thân mình chúng thường có một lớp sáp màu trắng trông giống như những sợi bông không thấm nước.
Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút nhựa cây làm cho vàng và rụng lá, hỏng hoa, rụng quả, làm cho cây còi cọc dẫn đến chết khô cả cây nếu bị nặng.
Rệp sáp sống tập trung thành đàn, gây hại hầu như quanh năm, nhất là các tháng mùa khô.
◊ Biện pháp phòng trừ:
Tăng cường vệ sinh vườn cây như cắt tỉa hết các cành sâu bệnh, cành sát mặt đất làm cho vườn cây thông thoáng, dọn sạch cỏ rác, lá cây mục quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến, hạn chế môi trường sinh sống, lan truyền của rệp sáp.
Có thể dùng các loại thuốc sau đây: dầu khoáng (ví dụ Citrole 96,3EC; Vicol 80 EC); hoạt chất Buprofezin (ví dụ Applaud 10WP, 25SC; Map – Judo 25 WP, 800WP); hoạt chất Acetamiprid (ví dụ Actatoc 150EC, 350EC); hoạt chất Acetamiprid + Thiamethoxam (ví dụ Goldra 250WG). Phun ướt đều trên cây, phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày để diệt tiếp lứa non mới nở.
TRỒNG SÂM BỐ CHÍNH BAO LÂU THU HOẠCH ?
• Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật Sâm bố chính cho thu hoạch sớm sau 9 tháng gieo trồng.
• Cây phát triển càng lâu thì củ càng lớn. Tùy vào mục đích trồng mà quyết định thời điểm thu hoạch hợp lý.
• Sản lượng thu hoạch Sâm bố chính trung bình với ruộng trồng sau 1 năm rưỡi cho thu hoạch từ 1,5 – 2 tấn củ/ ha.
• Nếu trồng đúng vụ vào tháng 2, Sâm bố chính cho thu hoạch vào tháng 11 – 12 dương lịch. Đây là thời điểm cây bắt đầu vàng lụi. Thu hoạch vào ngày nắng để nâng cao giá trị thương phẩm.
…lá của Sâm bố chính có thể sử dụng được. Có thể tận dụng hoa và lá của cây để đem phơi khô để làm trà uống, hoặc ngâm rượu uống rất tốt cho sức khỏe
Mách bạn chi tiết cách chế biến phần củ rễ của Sâm bố chính:
Cách 1: Cắt bỏ thân phía trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm, vớt ra để ráo, đồ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy khô để bảo quản.
Cách 2: Cắt bỏ thân phía trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho thật khô rồi bảo quản.
Cách 3: Cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai đêm (300g phèn chua tán nhỏ, hòa tan vào nước, ngâm 10kg rễ). Rửa sạch rồi phơi nắng hay sấy khô bảo quản.
Giá Sâm bố chính tươi là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào kích thước & thị trường tại từng thời điểm mà giá có sự chênh lệch. Sau đây là giá tham khảo:
Loại 4 – 6 củ/1kg giá từ 550.000 – 600.000 VNĐ.
Loại 6 – 8 củ/1kg giá từ 450.000 – 500.000.
Loại 8 – 12 củ/1kg giá từ 350.000 – 400.000 VNĐ.
Loại 12 – 14 củ/1kg giá từ 250.000 VNĐ.
Cách ngâm rượu Sâm bố chính:
1. Chuẩn bị:
Sâm bố chính khô: 0,5 kg
Rượu: 12 lít
Bình thủy tinh
2. Tiến hành:
Cho Sâm bố chính vào bình theo tỉ lệ 0,5kg sâm khô/12 lít rượu sau đó đậy nắp bình lại thật chặt.
Để có được một bình rượu ngon, bạn nên ngâm trong thời gian ít nhất là 03 tháng mới đem ra sử dụng.
3. Công dụng:
Rượu Sâm bố chính có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, trị đau sốt, trị thiếu máu, suy nhược cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, lưu thông kinh mạch, thông tiểu tiện, trị ho, trị mất ngủ, trị đau nhức xương khớp, bổ dương, trị yếu sinh lý.
MỘT SỐ MÓN NGON TỪ SÂM BỐ CHÍNH
Gà hầm sâm bố chính
1. Nguyên liệu:
Gà 1 con tách thịt rút xương
Sâm bố chính : 200g tươi rửa sạch cạo vỏ thái lát
Mía: 100g tước vỏ
Cú nén, rau mùi: 10g rửa sạch
Nước mắm, tiêu, muối
2. Thực hiện:
Bước 1: Thịt gà đem áp chảo cho sẵn thịt sau đó thêm 3 thìa nước mắm đảo đều cho tới khi thịt săn và thơm thì gắp ra
Bước 2: Đặt mía dưới đáy nối và xếp thịt gà lên, cho thêm củ nén vào nêm nước ngập thịt
Bước 3: Đun sôi 10 phút thì cho sâm vào nồi. Đun nhỏ lửa trong vòng 45 phút
Bước 4: Nêm nếm vừa ăn thì tắt bếp múc ra tô và rắc rau mù lên lên rồi thưởng thức.
Cháo bò hầm Sâm bố chính
1. Nguyên liệu:
Xương bò hoặc sườn bò: 1kg rửa sạch để ráo chặt miếng vừa ăn
Sâm bố chính 200g cạo vỏ rửa sạch
Gạo: 1 bát
Rau múi, hành hoa, gừng: 1g
Nước mắm, tiêu, muối
2. Thực hiện:
Bước 1:Xào sơ thịt bò cho săn thịt rồi nêm 2 thìa nước mắm đảo đều. sau đó đổ nước vào đảo đều. Sau đó cho nước vào hầm đập dập 1 nhánh gừng bỏ vào nước hầm để khử mùi.
Bước 2: Thịt hầm được 1h thì hớt bỏ gừng và cho gạo, sâm bố chính cắt lát vào hầm, để lửa nhỏ và đảo thường xuyên tránh gạo bị cháy dính đáy nồi.
Bước 3: Đến khi gạo nở bung, thịt mềm thì nêm nếm lại gia vị vừa ăn. Thêm hành rau và múc ra bát thưởng thức.
Hạt Giống Giá Rẻ hy vọng qua bài viết chia sẻ chi tiết cách trồng, chăm sóc Sâm bố chính sẽ giúp bạn có thêm chút kiến thức thật sự hữu ích. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Trung tâm giao dịch & chăm sóc khách hàng:
Địa Chỉ: 1107 Trần Phú, Phường Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng
Hotline: 0867 920 925
Email: satovnc@gmail.com